benh viem tai giua

Bệnh nhân viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì? Là thắc mắc của rất nhiều người. Các bác sỹ cũng khuyên bệnh nhân nên có chế độ ăn hợp lý để trị bệnh hiệu quả.

Bệnh viêm tai giữa được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu như không chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra các biếng chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến thính giác của bệnh nhân.
Trong quá trình chữa bệnh; ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ về cách chữa, liều dùng thuốc thì bệnh nhân cũng phải có chế độ ăn uống hợp lý thì bệnh mới mau chóng khỏi.
Bệnh nhân bị viêm tai giữa
Bệnh nhân bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa mãn tính và cách điều trị bệnh hiệu quả

Dưới đây là chế độ ăn uống nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị viêm tai giữa.

Những thực phẩm cần nên ăn

Những thực phẩm này sẽ giúp cho quá trình chữa bệnh viêm tai đạt hiệu quả nhanh chóng.
Các bạn có thể dùng dầu thực vật hoặc dầu hướng dương để thay thế cho mỡ động vật khi nấu. Các chất dinh dưỡng, và vitamin E, D có trong những loại dầu này sẽ giúp giảm tình trạng viêm tai ở xương chũm.
Bổ sung gan bò hay những loại rau củ quả chứa nhiều vitamin A như: cà rốt, gấc, cà tím để bảo vệ lớp niêm mạc trong tai, tăng cường thính lực giúp giảm các biểu hiện của viêm tai gây ra.
Nên thêm cá biển, rong biển vào thực đơn hàng ngày vì ngoài cung cấp dinh dưỡng chúng còn cung cấp iot giúp quá trình phục hồi bệnh được diễn ra nhanh hơn.
Thực phẩm chứa kẽm giúp hỗ trợ chữa viêm tai
Thực phẩm chứa kẽm giúp hỗ trợ chữa viêm tai

Để có một đôi tai khỏe, đừng quên làm những điều này

Ngoài ra cần bổ sung thêm khoáng tố kẽm, chất xơ: Các thực phẩm chứa nhiều kẽm như: lạc, thịt bò, tôm, cua, sò, hàu, đậu nành, vừng… Các thực phẩm chứa chất xơ (chủ yếu trong rau của quả: các loại đậu, xúp lơ xanh, lúa mạch, hạnh nhân, lê, táo… vì chúng giúp làm giảm tình trạng chóng mặt, ù tai, thiếu máu viêm tai gây ra.

Những thực phẩm cần nên kiêng

Các đồ uống chứa cồn, chất kích thích luôn là điều tối kị trong quá trình chữa bệnh.
Bệnh nhân không nên ăn những món ăn cứng, rắn vì chúng yêu cầu phải hoạt động hàm liên tục; làm ảnh hưởng đến tai và quá trình phục hồi viêm tai. Một số loại thực phẩm cứng rắn: xương động vật, các loại hoa quả củ sấy khô… Nếu muốn ăn thì các bạn nên nấu nhừ thức ăn; hoa quả có thể làm sinh tố hoặc nước ép thay vì ăn bình thường khiến hàm hoạt động nhiều.
Ngoài ra bệnh nhân cũng cần phải kiêng đồ ngọt. Kiêng các loại trà ngọt như: cam thảo, chà là, cỏ ngọt… các loại bánh nhiều đường… vì chúng sẽ giải phóng ra insulin nhiều hơn bình thường làm cho cơ thể dễ bị choáng, chóng mặt.
Trên đây là những lời khuyên của các bác sĩ về chế độ ăn uống trong quá trình điều trị viêm tai. Ngoài ra các bạn cần tập thể dục, rèn luyện sức khỏe để nâng cao sức khỏe giúp chống lại các bệnh tật.

About Diệu Linh

Được tạo bởi Blogger.